Rèm cách nhiệt- giải pháp chống nóng cho mùa hè oi bức

Đã bao giờ bạn thử nghĩ mình sẽ ra sao khi làm việc trong những ngày hè oi bức mà nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Bạn cũng đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ ra sao khi mà ngôi nhà mình nóng hầm hập như lửa vào những ngày hè. Và dù trong phòng có điều hòa thì với những khi nhiệt độ cao như thế cộng với cảm giác nóng sẵn trong người thì liệu bạn có chịu nổi. Vậy thì hãy yên tâm bởi có một giải pháp rất dễ dàng cho bạn, đó là những tấm rèm cách nhiệt!

Rèm cách nhiệt được sử dụng như một giải pháp rất hữu hiệu để giữ nhiệt, giúp cách biệt nhiệt độ của căn phòng với nhiệt độ bên ngoài cũng như ngăn thất thoát nhiệt từ trong ra nếu bạn sử dụng điều hòa nhiệt độ. Những loại rèm được đề xuất dưới đây là những lựa chọn tốt nhất cho căn phòng của bạn trong mùa hè này

1.Rèm vải

Rèm vải treo trên cửa sổ hoặc cửa chính trong phòng, nơi ngăn không khí cùng ánh sáng duy nhất bên trong và bên ngoài. Vải là chất liệu có khả năng hút ẩm, cách nhiệt tốt, khi bị ướt chúng khô rất nhanh. Những loại vải nhung, vải thô lại lưu thông không khí giúp cân bằng nhiệt độ.

Đầu tiên cách nhiệt tốt nhất là rèm vải 2 lớp vì rèm gồm 2 lớp vải , giữa 2 lớp luôn có 1 lớp không khí. Không khí cách nhiệt gần như tuyệt đối nên loại này rất được ưa dùng.

Rèm vải 2 lớp cách nhiệt cho mùa hè

Ngoài ra hầu hết rèm làm từ các loại vải sẫm màu đều cách nhiệt tốt cho mùa hè.

Khả năng cách nhiệt của loại rèm vải có thể lên đến 90%.

2.Rèm roman

Đây là loại rèm cửa đẹp thích hợp với các cửa sổ nhỏ, cửa sổ giếng trời, tạo một phong cách riêng vừa mạnh mẽ vừa hiện đại. Dùng cho những không gian hẹp, có tính chất tĩnh lặng như phòng làm việc, phòng họp hoặc những không gian đặc biệt.

Rèm Roman cách nhiệt tốt nhờ các lớp vải cotton hoặc vải tổng hợp pha trộn với nhau để tăng khả năng ngăn chặn luồng không khí di chuyển từ trong nhà ra ngoài hoặc ngược lại. Với thiết kế dựa vào tính năng của xốp, có sẵn trong các sự lựa chọn, chúng có thể giữ lại không khí để giảm sự mất nhiệt trong những ngày mùa đông và phản nhiệt trong những ngày mùa hè.

Rèm roman cách nhiệt cho mùa hè

❎ Tham khảo: Giải pháp rèm chống ồn cho nhà mặt đường

3. Rèm cuốn

Rèm cuốn có nguyên tắc hoạt động như tấm màn máy chiếu, Được sản xuất từ Polyester tráng nhựa, toàn bộ tấm rèm cửa là một mảng chất liệu nguyên khổ nên loại rèm này có khả năng cản sáng tuyệt đối, khả năng cách nhiệt cũng là một điểm cộng của loại rèm này khi mức cách nhiệt có thể đạt đến 85%.

Với cách sử dụng dễ dàng bằng việc cuộn tròn lên xuống và dễ dàng vệ sinh, rèm cuốn cách nhiệt chống nóng còn cản được tia cực tím UV giúp các đồ nội thất khác bền hơn theo thời gian. Có thể nói rèm cuốn cách nhiệt không chỉ được sử dụng trong không gian văn phòng mà còn được sử dụng tại các nơi công cộng và không gian hẹp cần sự cản sáng cách nhiệt tối ưu nhất.

Rèm cuốn cách nhiệt cho mùa hè

Lợi thế rõ ràng nhất của rèm cuốn cách nhiệt chống nóng là nó thể chặn ánh sáng từ bên ngoài một cách tối đa, tạo cho bạn hoàn toàn kiểm soát mức độ sáng trong phòng của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn hay bất cứ ai khác trong gia đình của bạn cần phải ngủ vào ban ngày. Còn đối với văn phòng thì rèm cuốn cách nhiệt chống nóng sẽ mang tới cho không gian làm việc mát mẻ hơn, ít tốn kém điện năng hơn khi phải sử dụng máy lạnh liên tục.

4.Rèm tự động

Rèm tự động có khả năng cách điện rất cao, có thể nói là cao nhất trong các loại rèm cửa. Theo các chuyên gia, giá trị R đo khả năng cách điện của một sản phẩm. Giá trị R càng cao, khả năng cách nhiệt càng tốt và có thể làm giảm sự mất nhiệt. Rèm tự động, nhờ có đường xếp nếp đặc biệt nên có khả năng giữ nhiệt tương đối tốt. Không khí không thể vào theo khe giữa các thanh hay tấm rèm giống như rèm sáo gỗ hay mành tre tạo ra một lớp cách điện bổ sung giữa phòng và thế giới bên ngoài.

Rèm tự động cách nhiệt cho mùa hè

Trên đây là top những loại rèm có khả năng cách nhiệt tốt nhất trong số các loại rèm được bán trên thị trường rèm cao cấp Hải Phòng.  Mỗi loại rèm có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng không gian riêng. Bạn hãy căn cứ vào những đặc trưng riêng của từng loại rèm, xem xét mức độ phù hợp với mục đích sử dụng của không gian phòng đó để chọn loại rèm phù hợp nhất nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM