Formaldehyde là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những đồ vật là "báu vật" trong nhà nhưng lại chính là ổ chứa formaldehyde, âm thầm reo rắc mầm bệnh ung thư, rút ngắn tuổi thọ gia đình bạn. Formaldehyde là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh. Cùng Rèm Thanh Hương tìm hiểu thêm nhé.

TÁC HẠI CỦA FORMALDEHYDE?

Formaldehyde đang ẩn náu ở nhiều nơi trong nhà mà bạn không thể đoán ra. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, formaldehyde có mặt trong ván ép, ván sợi, vải chống nhăn, một số vật có chất liệu cách nhiệt…

Nếu sống trong căn nhà có hàm lượng formaldehyde vượt tiêu chuẩn trong một thời gian dài, hậu quả thường khó lường. Chẳng hạn như gây hại cho chức năng hô hấp, hệ thống nội tiết, tim mạch, hệ sinh sản và thậm chí cả thận của chúng ta…

Ngoài ra, formaldehyde còn là chất gây đột biến gen và gây ung thư, hàng năm trên thế giới đã có vô số trường hợp mắc bệnh ung thư do tiếp xúc quá nhiều formaldehyde trong nhà, đây là lý do khiến con người hiện đại phải thật sự chú trọng đến việc bảo vệ không gian sống.

Vậy, bạn có biết ở trong nhà mình formaldehyde thường tồn tại ở những đâu không? Thực tế, nó nằm ở những vật dụng luôn được coi là "báu vật" trong nhà dưới đây. Bạn nên kiểm tra xem căn nhà của mình có chứa những món đồ sau đây hay không.

Những đồ vật trong nhà chính là ổ chứa formaldehyde gây ung thư

1. Lớp phủ trang trí nội thất

Dù là loại sơn thân thiện với môi trường hay sơn thông thường đều có chứa các chất độc hại như formaldehyde, benzen, toluen,… Dù hàm lượng formaldehyde trong lớp phủ này thường bay hơi theo thời gian nhưng trước khi biến mất chúng sẽ tạo ra mùi hăng hắc, vô cùng khó chịu. Thậm chí nếu ngửi nhiều mùi formaldehyde từ lớp phủ trang trí con người có thể có cảm giác bị "say", có triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.

 

Sản phẩm gỗ ép kém chất lượng có chứa keo formaldehyde

2. Thảm kém chất lượng

Ít ai có thể nghĩ rằng thảm cũng có chứa các chất độc hại như formaldehyde. Các sản phẩm thảm kém chất lượng có thể chứa formaldehyde trong thành phần. Hơn nữa, khi trong gia đình có người nghiện thuốc lá, formaldehyde trong khói thuốc có thể len lỏi và trú ngụ rất lâu trên các bề mặt mềm của thảm… ngay cả khi trong nhà đã hết sạch mùi khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư vẫn còn.

Trẻ sơ sinh hay bò và chơi ở sàn nhà là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất khi thảm có chứa formaldehyde. Do đó, thảm nên được lựa chọn ở các thương hiệu lớn, cần được vệ sinh đều đặn 1 tháng/lần để đảm bảo không tích tụ các chất độc.

3. Nệm kém chất lượng

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nệm cũ, nệm kém chất lượng, nệm second hand... có thể chứa formaldehyde. Mối nguy hiểm của nó thường cao hơn nhiều so với các đồ vật khác bởi vì nệm là thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người, mức độ tổn thương sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài ra, nệm kém chất lượng còn giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho con người. Một số VOC nguy hiểm phải kể đến là benzen, acetaldehyde và formaldehyde... có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đối với cơ thể trẻ nhỏ thì việc hít phải VOC sẽ còn gây hại hơn.

4. Rèm cửa

Cũng giống như thảm, rèm cửa là vật dụng ít được vệ sinh, do đó chúng cũng có thể là "ổ chứa" formaldehyde do khói thuốc, khói bếp tích tụ mỗi ngày. Trong nhà không nên dùng các loại rèm cửa có giá thành quá rẻ, 3 tháng/lần nên vệ sinh rèm.

5. Xà phòng tắm, sữa tắm không rõ nguồn gốc

Khi sử dụng xà phòng, sữa tắm, bạn cần chắc chắn rằng mình không dùng các sản phẩm có chứa formaldehyde. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng có một số loại xà phòng, sữa tắm có chứa formaldehyde trong thành phần.

Nếu muốn đảm bảo những sản phẩm mà mình sử dụng không có chứa formaldehyde, tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm xà phòng có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Ngoài vải may quần áo, formaldehyde còn được sử dụng nhiều trong các loại vải may màn cửa, chăn ga gối nệm

Ngoài vải may quần áo, formaldehyde còn được sử dụng nhiều trong các loại vải may màn cửa, chăn ga gối nệm

6. Đồ nội thất bằng gỗ

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết: Formaldehyde hiện diện trong tất cả mọi ngôi nhà, đặc biệt là ở các món đồ nội thất gỗ như tủ quần áo, bàn ghế, thậm chí cả giường ngủ của bạn đều có thể là ổ chứa formaldehyde.

Một số sản phẩm đồ gỗ như đồ nội thất, sàn gỗ, tủ; những loại gỗ ép... đều có nguy cơ chứa một lượng lớn hóa chất này. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), nhóm người dễ bị ảnh hưởng hơn bởi formaldehyde thường là người già, trẻ nhỏ, người bị hen suyễn, người mắc bệnh về hô hấp...

Đồ nội thất có chứa formaldehyde sẽ có mùi hăng nặng. Bạn có thể giảm lượng formaldehyde thải ra từ đồ nội thất bằng cách mở cửa nhà thông thoáng, để nội thất tại những căn phòng thoáng gió một thời gian rồi mới bắt đầu sử dụng.

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE KHI RÈM VẢI CHỨA FORMALDEHYDE

Trên thị trường rèm vải hiện nay, không khó để chúng ta tìm ra những mẫu rèm với sự đa dạng từ chất liệu cho đến giá cả; nhưng liệu những bộ rèm đó có thật sự an toàn cho sức khỏe của chúng ta khi ngày càng có nhiều thông tin vải nhập khẩu nhiễm Formaldehyde.

Formaldehyde được sử dụng trong các quá trình chống co vải và quá trình finishing để mang lại tính thẩm mỹ cho hàng dệt may như chống mài mòn, chống nhàu, chống sờ, rất độc hại nhưng lại được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may. Ngoài vải may quần áo, formaldehyde còn được sử dụng nhiều trong các loại vải may màn cửa, chăn ga gối nệm. Thực tế, chúng ta không dễ dàng nhận biết sự có mặt của formaldehyde trong vải do mùi hắc đặc trưng của nó vẫn có thể bị lẫn với các loại hóa chất hồ vải, thuốc nhuộm màu hay giữa các loại chất liệu vải khác nhau. Việc nhận biết dư lượng hóa chất này chỉ có thể thực hiện nhờ các phương pháp kiểm tra. Hiện nay còn nhiều nước trong đó có Việt Nam, về tiêu chuẩn chất lượng vải không đề cập đến formaldehyde. Do đó, rèm cửa nhập khẩu vào Việt Nam không bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn này.

Hầu hết các nước sử dụng tiêu chuẩn ISO 14184-1998 hoặc tiêu chuẩn tương đương JIS L1041-2000 để xác định formaldehyde trong vải như Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Hàn Quốc, Lithuania, Na Uy, Phần Lan, Nhật, Đức, Hà Lan,... Phương pháp xác định Formaldehyde trong vải theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14184 - 1998 chỉ xác định Formaldehyde trong khoảng 20 ppm – 3500 ppm. Dưới 20 ppm xem như không tồn tại formaldehyde. Mức giới hạn formaldehyde trong vải ở các nước không giống nhau, Nhật có mức giới hạn nghiêm ngặt là vải dùng cho trẻ em thì không có formaldehyde và không quá 75 ppm đối với vải tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên, giới hạn này có thể xem là một rào cản kỹ thuật vì phương pháp kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 chỉ phát hiện formaldehyde ở mức trên 20 ppm trong vải. Các chuyên gia châu Âu cho rằng ở mức dưới 10 ppm thì coi như không có formaldehyde, từ 10 ppm đến 20 ppm thì có thể xác định có formaldehyde trong vải nhưng chỉ có thể định lượng được khi formaldehyde có hơn 20 ppm, vì thế đưa ra việc xác định formalfehyde trong vải ở mức từ 0 đến 20 ppm là không thật. Từ đó, Liên minh châu Âu chấp nhận mức giới hạn formaldehyde có trong vải là ≤ 30 ppm.

 

Formaldehyde tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn

Hãy thử tưởng tượng mỗi sáng khi thức dậy bạn mở rèm lên đón chào một ngày mới nhưng thật chất đang hít phải chất gây ung thư ẩn nấp trong rèm cửa. Rèm vải chứa chất formaldehyde khi tiếp xúc với ánh mặt trời thì chất này sẽ bay hơi và tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Formaldehyde là một loại hóa chất độc hại với sức khỏe con người, các triệu chứng cụ thể khi tiếp xúc với Formaldehyde như:

- Các mức hàm lượng gây độc cho cơ thể khi tiếp xúc với chất này là 0,1ppm có thể gây ho và dị ứng da; tương tự với 0,3ppm gây chảy nước mắt; từ 2-3ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng. Và với liều lượng lớn hơn nữa chất này có thể gây ung thư cho người sử dụng.

- Gây kích thích mắt và màng nhầy, làm đau đầu, chảy nước mắt, có cảm giác nóng ở cổ họng và khó thở. Nếu bạn tiếp xúc Formaldehyde trong thời gian dài Formaldehyde sẽ làm sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng như ảnh hưởng tới da, hệ hô hấp và các bệnh liên quan tới bạch cầu, đặc biệt Formaldehyde có khả năng gây ung thư. Với phụ nữ có thai Formaldehyde sẽ gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

RÈM CỬA THANH HƯƠNG – NÓI KHÔNG VỚI VẢI CHỨA FORMALDEHYDE

Formaldehyde mặc dù là một chất được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống, thế nhưng nếu như chúng ta thường xuyên tiếp xúc hay hít phải chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Là người tiêu dùng thông thái khi mua rèm cửa bạn nên tránh xa sản phẩm có chứa nồng độ Formaldehyde vượt ngưỡng tiêu chuẩn.

Với mục tiêu mang đến những sản phẩm chất lượng – an toàn cho sức khỏe người dùng, rèm cửa Hải Phòng Thanh Hương cam kết vải không chất FORMALDEHYDE. Bằng công nghệ xử lý 100% từ Hàn Quốc, Thanh Hương không cần sử dụng chất hóa học vẫn có mang lại vẻ đẹp cho từng bộ rèm. Nhằm đem đến cho người dùng những mẫu rèm cửa đẹp, giá tốt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, an toàn cho sức khỏe, sản phẩm rèm cửa của Lumitex luôn được chú trọng và thiết kế theo những phong cách riêng nhằm tạo ra một không gian sống thật thoải mái, mát mẻ và tiện nghi cho người sử dụng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0778.796.666 chúng tôi - với nhiều mẫu mã độc đáo cùng nhiều màu sắc đa dạng sẽ đem đến nhiều sự lựa chọn cho không gian của quý khách khi được có nhu cầu về rèm cửa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM